Bạn đã từng thấy hay sử dụng cấu trúc could have, should have và would have chưa? Cả 3 cấu trúc đều được sử dụng để nói về giả thuyết trong quá khứ, điều đó đã không xảy ra. Cùng Vietop đi vào chi tiết ý nghĩa và cách sử dụng của từng cấu trúc qua bài viết dưới đây.
Cấu trúc Could have
Could have: đã có thể
Cấu trúc:
S + could have + V (p3) + … |
S + could not/couldn’t have + V (p3) + … |
1. Could have dùng để chỉ điều gì đó có thể diễn ra trong quá khứ, hoặc những điều bạn có thể thực hiện nhưng đã không diễn ra.
E.g. I could have stayed up late, but I decided to go to bed early. (Lẽ ra tôi có thể thức khuya nhưng tôi đã quyết định đi ngủ sớm).
They could have won the race, but they didn’t try hard enough. (Họ có thể đã thắng cuộc đua, nhưng họ đã không đủ cố gắng).
2. Ở dạng phủ định, could not/couldn’t have nói về điều gì đó đã không thể xảy ra trong quá khứ mặc dù bạn rất muốn thực hiện nó.
E.g.I couldn’t have arrived any earlier. There was a terrible traffic jam. (Tôi không thể đến sớm hơn. Đã xảy ra một vụ tắc đường khủng khiếp).
He couldn’t have passed the exam, even if he had studied harder. It’s a really, really difficult exam. (Anh ấy không thể vượt qua kỳ thi, ngay cả khi anh ấy đã học chăm chỉ hơn. Đó là một kỳ thi thực sự, thực sự khó khăn).
3. Could have dùng khi bạn phỏng đoán về điều gì đó đã diễn ra trong quá khứ, nhưng bạn không hề biết liệu điều đó đã diễn ra thật hay không. Đó chỉ là quan điểm của bạn về điều đã diễn ra.
E.g. Why is John late? (Tại sao John muộn thế?)
He could have got stuck in traffic. (Cậu ấy có thể bị tắc đường).
He could have forgotten that we were meeting today. (Cậu ấy có thể đã quên cuộc gặp ngày hôm nay rồi).
*Lưu ý: Chúng ta có thể thay thế might have cho could have, hai cụm từ này có cùng ý nghĩa và chức năng.
E.g He might have got stuck in traffic. (Cậu ấy có thể bị tắc đường).
He might have forgotten that we were meeting today. (Cậu ấy có thể đã quên cuộc gặp ngày hôm nay rồi).
Cấu trúc Should have
Should have: đã nên
Cấu trúc:
S + should have + V (p3) + … |
S + should not/shouldn’t have + V (p3) + … |
Should have được dùng khi bạn nói về một điều gì đó có thể là ý tưởng hay nhưng bạn đã không làm nó. Nói cách khác, nó giống như đưa ra một lời khuyên với ai đó về chuyện xảy ra trong quá khứ, hoặc tự bạn cảm thấy hối tiếc về những điều mình đã làm hay không làm.
E.g. I should have studied harder! (Tôi nên học chăm chỉ hơn).
I should have gone to bed early (Tôi nên đi ngủ sớm hơn).
Còn ở dạng phủ định, shouldn’t have có nghĩa là đó không phải một ý tưởng hay, nhưng bạn đã lỡ làm nó.
E..g. I shouldn’t have eaten so much cake! (Tôi không nên ăn quá nhiều bánh như thế).
Should have còn được sử dụng khi nói về điều gì đó chúng ta nghĩ là xảy ra nếu mọi chuyện xảy ra bình thường, không có gì tác động vào nó. Nhưng bạn không chắc chắn mọi thứ diễn ra bình thường nên chúng ta sử dụng “should have”. Tuy nhiên không dùng với thì hiện tại đơn hay quá khứ mà là ngay bây giờ.
E..g. His plane should have arrived by now (Chuyến bay của anh ấy nên đến bây giờ chứ).
Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ thì chuyến bay của anh ấy sẽ đến bây giờ.
E.g.: John should have finished work by now. (John có thể hoàn thành công việc bây giờ rồi).
→Nếu mọi thứ diễn ra bình thường thì John sẽ xong công việc bây giờ.
Chúng ta còn sử dụng “should have” khi nói về những điều không xảy ra do điều gì đó tác động.
E.g. Lucy should have arrived by now, but she hasn’t. (Lucy đáng ra trở về bây giờ rồi nhưng cô ấy vẫn chưa về).
Cấu trúc Would have
would have: sẽ
Cấu trúc:
S + would have + V (p3) + … |
S + would not/wouldn’t have + V (p3) + … |
Trước hết, would have luôn có trong câu điều kiện loại 3.
E.g. If I had had enough money, I would have bought a car (Nếu tôi có đủ tiền, tôi sẽ mua một chiếc xe hơi).
Nếu would (và cả will) được sử dụng để nói rằng bạn muốn làm gì đó hay không thì would have nói về điều bạn muốn làm nhưng đã không diễn ra. Điều này rất giống với câu điều kiện loại 3 nhưng ở đây chúng ta không cần sử dụng tới mệnh đề “if”.
E.g. I would have gone to the party, but I was really busy. (Tôi đã có thể tới bữa tiệc nhưng tôi quá bận).
I would have called you, but I didn’t know your number. (Tôi đã có thể gọi cho bạn rồi, nhưng tôi không biết số điện thoại của bạn).
Bài tập ứng dụng cấu trúc Could have, should have, would have
Bài tập
Hoàn thành những câu sau sử dụng use could have / would have / should have.
- I ………………….(buy) bread but I didn’t know we needed it. (past possibility)
- We ……………….(invite) so many people to our party! I’m worried that we won’t have enough room for everyone. (past negative advice / regret)
- I ………………….(start) saving money years ago! (past advice / regret)
- We ……………….(join) you at the restaurant, but we couldn’t get a babysitter. (past willingness)
- The weather ……………………….(be) any worse! (past negative possibility)
- I …………………….(arrive) on time, even if I’d left earlier. There were dreadful traffic jams all the way. (past negative possibility)
- They …………….(win) the football match, but John hurt his ankle. (past possibility)
- Amanda ………………..(finish) the work, but she felt ill and had to go home. (past willingness)
- Lucy …………………….(leave) earlier. She missed her flight. (past advice / regret)
- We ………………..(finish) the game, even if we’d wanted to. It was raining very hard and we had to stop. (past negative possibility)
Đáp án
- could have bought
- shouldn’t have invited
- should have started
- would have joined
- couldn’t have been
- couldn’t have arrived
- could have won
- would have finished
- should have left
- couldn’t have finished
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được sự khác nhau và cách sử dụng của cấu trúc could have, should have và would have. Vietop chúc bạn thành công!
source https://www.ieltsvietop.vn/blog/grammar/cau-truc-could-have-should-have-would-have/
Nhận xét
Đăng nhận xét